Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại - người bị khiếu nại

17 tháng 6, 2012
Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại và người bị khiếu nại theo quy định của Bộ luật lao động.

Theo Nghị định số 04/2005/NĐ-CP ngày 11-01-2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động thì quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại

1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:

- Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để thực hiện quyền khiếu nại;

- Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người sử dụng lao động và Thanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra thì có quyền khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở; người khiếu nại và người bị khiếu nại không đồng ý quyết định giải quyết của Chánh thanh tra Sở thì có quyền tiếp tục khiếu nại đến Chánh thanh tra Bộ;

- Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quyết định giải quyết khiếu nại;d) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết.

    2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ:

    - Gửi đơn khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;

    - Đơn phải nêu rõ lý do, nội dung khiếu nại, trình bày trung thực sự việc; cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ cần thiết (nếu có); chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại và các thông tin, tài liệu, chứng cứ đã cung cấp;c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

      Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại

      1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:

      a) Đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định lao động, hành vi  lao động bị khiếu nại;

      b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại tiếp theo đối với khiếu nại mà mình đã giải quyết nhưng người khiếu nại tiếp tục khiếu nại.

      2. Người sử dụng lao động bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:

      - Tiếp nhận, giải quyết đơn khiếu nại lần đầu về lao động;

      - Có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại quyết định lao động, hành vi lao động bị khiếu nại; nếu thấy trái pháp luật thì kịp thời sửa chữa, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;

      - Giải trình về quyết định lao động, hành vi lao động bị khiếu nại, cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

      - Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại về lao động đã có hiệu lực pháp luật;đ) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật lao động của mình gây ra theo quy định của pháp luật.

        Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

        - Người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu của người lao động, của tập thể lao động.

        - Khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên lao động có quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại về lao động theo quy định của pháp luật.

        - Chánh thanh tra Sở có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động mà người sử dụng lao động hoặc Thanh tra viên lao động đã giải quyết nhưng còn khiếu nại.4. Chánh thanh tra Bộ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động mà Chánh thanh tra Sở đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định giải quyết của Chánh thanh tra Bộ là quyết định giải quyết cuối cùng.

          Thời hiệu khiếu nại

          Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định lao động hoặc biết được có hành vi lao động.

          Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

          Quyền lựa chọn người giải quyết khiếu nại

          Người lao động, tập thể lao động nếu không khởi kiện vụ án lao động tại Tòa án có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại theo quy định tại Nghị định này.

          Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo

          1. Người tố cáo có các quyền sau đây:

          - Gửi đơn tố cáo hoặc trực tiếp tố cáo với Chánh thanh tra Sở hoặc Thanh tra viên lao động khi đang tiến hành thanh tra về  hành vi vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động;

          - Người tố cáo không đồng ý kết luận giải quyết của Thanh tra viên lao động, Chánh thanh tra Sở thì có quyền tố cáo đến Chánh thanh tra Bộ;

          - Yêu cầu được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
          Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;đ) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù.

            2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

            - Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình hoặc của người đại diện tập thể lao động;

            - Trình bày trung thực, cung cấp những tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo;c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.

              Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo

              1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:

              - Được thông báo về nội dung bị tố cáo;

              - Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung bị tố cáo là không đúng sự thật;

              - Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.

                2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:

                - Giải trình về nội dung bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung bị tố cáo khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

                - Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền;c) Bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật lao động của mình gây ra.

                  Thẩm quyền giải quyết tố cáo

                  - Chánh thanh tra Sở, Thanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

                  - Chánh thanh tra Bộ có thẩm quyền kết luận, giải quyết cuối cùng về kết luận giải quyết tố cáo của Chánh thanh tra Sở hoặc của Thanh tra viên lao động khi tiến hành thanh tra. 


                  Tags: ,

                  Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


                  Ý kiến của bạn